Kết quả tìm kiếm cho "vùng đất cổ Óc Eo – Ba Thê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 276
Với kiến trúc cổ kính, mang dấu ấn của giai cấp địa chủ phong kiến, Bảo tàng tỉnh An Giang (cơ sở 1, trước đây là Bảo tàng Kiên Giang) không chỉ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của vùng đất và con người An Giang thông qua hàng loạt hiện vật quý giá.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác gìn giữ, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Đây là nhiệm vụ quan trọng, tạo nên sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của tỉnh.
Di tích văn hóa Óc Eo được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Năm 2013 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo. Hiện công tác bảo tồn di tích được thực hiện chặt chẽ bởi đội ngũ chuyên viên của ban quản lý, với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia của Việt Nam và quốc tế, giúp các hiện vật, dấu tích của nền văn hóa Óc Eo được gìn giữ trong điều kiện tốt nhất.
Sáng 30-6, sau khi kết thúc lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và quyết định của Trung ương về việc thành lập Đảng bộ tỉnh An Giang do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, UBMTTQ tỉnh An Giang tổ chức, các xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh An Giang tiếp tục chương trình lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội và của tỉnh (gọi tắt lễ công bố) tại địa phương.
Mờ sáng, núi Ba Thê (huyện Thoại Sơn) còn chìm đắm trong mây mờ lãng đãng, tạo nên khung cảnh huyền ảo, thơ mộng. Khi những giọt nắng ban mai khẽ khàng xuyên qua từng nhành cây, kẽ lá, khiến cho cảnh vật chợt bừng tỉnh sau giấc ngủ dài.
Sáng 3/6, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2025.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Ngày 16/5, Sun Group chính thức khởi công Khu đô thị đường 3 Tháng 2 tại thành phố Vũng Tàu, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phía Nam.
Là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng vừa có vùng đồi núi; tuyến biên giới giáp Campuchia dài gần 100km... An Giang đã và đang khai thác nhiều tiềm năng lợi thế, môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.
Nằm yên bình giữa lòng thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn), chùa Kal Pô Prưk vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer Nam Bộ, vừa là nơi dạy chữ và an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nơi đây. Trong nhịp sống hiện đại đang dần len lỏi vào từng ngõ ngách, ngôi chùa cổ kính vẫn âm thầm giữ lửa, vun đắp cho bản sắc văn hóa, chắp cánh ước mơ cho thế hệ trẻ của đồng bào DTTS.
“An Giang còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, làm cho ngành DL có đóng góp lớn hơn cho ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. DL tâm linh, DL lịch sử, DL sinh thái, DL sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, DL cộng đồng, khám phá và trải nghiệm... còn rất nhiều dư địa phát triển” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.